24/08/2017
2 nhận xét
Đối với các công ty sản xuất vi mạch, điện tử... vấn đề tĩnh điện trong quá trình sản xuất luôn là vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Bởi vì các linh kiện vô cùng nhạy cảm, dễ dàng bị phá hủy và hỏng hóc bởi tĩnh điện. Các công ty cần phải kiểm soát được độ tĩnh điện, từ đó đưa ra các biện pháp bảo vệ, xả tĩnh điện phù hợp để bảo vệ các linh kiện điện tử và người lao động
Tĩnh điện sinh ra từ đâu?
Chúng ta cần tìm hiểu về hiện tượng tĩnh điện để làm rõ vấn đề tĩnh điện trong sản xuất. Mời các bạn đọc bài viết dưới đây để có cái nhìn dễ hiểu nhất về tĩnh điện, khử tĩnh điện, các thiết bị khử tĩnh điện trong sản xuất.
Vậy tĩnh điện được sinh ra từ đâu?
Tĩnh điện có mặt ở khắp mọi nơi xung quanh chúng ta. Tuy nhiên, con người thường không để ý vì chưa thấy những tác hại của chúng. Từ thời xa xưa, người ta đã biết một số vật liệu như hổ phách thu hút nhẹ các hạt sau khi bị cọ xát. Hiện tượng tĩnh điện phát sinh từ các lực điện tích cọ xát vào nhau
Có rất nhiều thí nghiệm đơn giản cho thấy hiện tượng tĩnh điện. Các bạn có thể lấy một chiếc thước nhọ cọ xát vào quần áo, sau đó đem lại gần một mẩu giấy bé, ta sẽ thấy mẩu giấy đó bị hút lên giống như thanh nam châm đang hút một vật kim loại. Lúc này, do cây thước bị nhiễm điện nên mảnh giấy bị hút vào. Đó chính là tĩnh điện
Em bé có mái tóc dựng đứng sau khi chạm vào 1 vật tĩnh điện
Sự nguy hiểm của tĩnh điện
Tất cả các hoạt động của con người đều gây ra tĩnh điện, tuy nhiên lượng tĩnh điện này không đủ lớn để ảnh hưởng trực tiếp tới chúng ta. Ở những nơi có điện tích lớn sẽ tạo ra từ trường cực mạnh ở môi trường xung quanh. Từ trường này về lâu dài sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe con người, nhiều nhất là hệ thần kinh, hệ tuần hoàn... Đó là lý do những đường dây cao áp, trạm biến thế, cột phát sóng cần phải đặt ở những nơi "đồng không mông quạnh", cách xa khu dân cư.
Một ứng dụng vô cùng đẹp mắt của tĩnh điện: quả cầu plasma
Ở các quốc gia nhiệt đới như Việt Nam, con người hiếm khi bị ảnh hưởng trực tiếp bởi tĩnh điện. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa rằng là chúng ta chưa từng bị "giật" do sự phóng tĩnh điện. Tôi còn nhớ các đây khoảng 10 năm, khi đó các màn hình CRT đang rất thịnh hành. Khi đưa tay vào màn hình, chúng ta có cảm giác như bị điện giật, đặc biệt là vào mùa đông khi mặc đồ bằng len. Trên màn hình CRT có các tia điện tử để hiển thị các điểm ảnh theo ý muốn. Lúc này, một lượng điện tích sẽ được giải phóng và đi qua cơ thể con người (cân bằng điện tích trong vật lý học) làm cho chúng ta có cảm giác "giật nảy người". Ở các quốc gia phương tây, do khí hậu lạnh nên họ phải mặc rất nhiều đồ. Quá trình vận động sẽ tích tụ rất nhiều tĩnh điện trên quần áo. Nếu lúc đó mà cầm vào một vật kim loại thì chắc chắn cảm giác sẽ rất tồi tệ
Thật tồi tệ nếu như bạn chạm vào 1 vật kim loại khi mang trên mình tĩnh điện
Một lượng tĩnh điện nhỏ đã có thể làm một người nặng 70kg giật nảy người, vậy thì những linh kiện có trọng lượng vài gr chắc chắn sẽ bị hỏng. Vì vậy, để đảm bảo độ tĩnh điện luôn được kiểm soát, các nhà sản xuất linh kiện điện tử cần phải có các thiết bị đo độ tĩnh điện, các loại túi bảo quản có khả năng chống tĩnh điện.
Thiết bị đo độ tĩnh điện
Trên thị trường có rất nhiều thiết bị đo độ tĩnh điện. Trong sản xuất, các sản phẩm chống tĩnh điện có điện trở từ 103 - 1012Ω. Đây được coi là phạm vi lý tưởng đối với các thiết bị chống tĩnh điện.
Một số loại máy đo độ tĩnh điện chuyên dùng trong sản xuất
Máy đo độ tĩnh điện Hakko 498
Máy kiểm tra độ tĩnh điện Dr. Schneider PC SL-031
Máy đo điện trở bề mặt Benetech GM3110
Máy đo độ tĩnh điện Simco FMX-004
Máy đo độ tĩnh điện Dr.Schneider SL-030B
Tùy theo từng nhu cầu mà các doanh nghiệp lựa chọn để sử dụng cho phù hợp. Tất cả các sản phẩm đều là hàng chính hãng, được phân phối bởi ATZ Việt Nam.
Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.
- Ms. Phượng: 0904.600.860
- Ms Ngọc: 098.496.0166
Dear Ms Phuong Ms Ngoc Hi quên tên A la AHNam ĐT/Zalo 0328095203 Thks E
17/10/2020